Kinh nghiệm lái xe ô tô: không nên ngủ trong xe ô tô tại sao?

Kinh nghiệm lái xe ô tô : Tại sao không nên ngủ trong ô tô ?

Có nhiều lý do để khuyên một người từ bỏ ý định ngủ trong xe ô tô đặc biệt là ngủ qua đêm khi lái xe ô tô nhưng trên hết vẫn là yếu tố an toàn, cả về vật chất lẫn con người.

Nguy cơ bị ngạt

kinh-nghiem-lai-xe-oto

Việc ngủ trong xe hơi được so sánh với trong một căn phòng hẹp và kín nhưng nguy hiểm hơn nhiều bởi không gian trong ô tô chật hẹp hơn và tồn tại nhiều khí độc, chất độc hại. Trên thế giới và Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong khi ngủ trên xe hơi và rất nhiều trường hợp may mắn hơn được cấp cứu nhờ phát hiện kịp thời.

Đã có nhiều trường hợp không may bị ngạt trong ô tô được ghi nhận như vụ tài xế của một hãng xe taxi bị tử vong trong tư thế nằm ngủ bên trong xe đóng kín hay hai người đàn ông cũng bị chết ngạt do cửa đóng kín trong trận lũ lịch sử cuối năm 2008. Mới đây nhất là vụ một người đàn ông cùng một cô gái bị đột tử trong xe tại Hoài Nhơn, Bình Định. Hiện tại chưa rõ nguyên nhân tử vong của hai nạn nhân trên nhưng không loại trừ trường hợp ngủ quên trong cửa xe đóng kín.

Ở trong một không gian kín và hẹp như xe hơi, nếu đóng kín tất cả các cửa một người có nguy cơ bị thiếu khí oxi chỉ trong khoảng 2 giờ bởi một người trưởng thành cần khoảng 1 m3 không khí trong 1 giờ. Nếu ở trạng thái tỉnh táo, con người dễ dàng phản ứng với tình trạng “ngộp” khí và phản ứng bằng nhiều cách như mở cửa sổ, bật chế độ điều hòa lấy gió ngoài hay dừng xe nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi đang ngủ con người rơi vào trạng thái vô thức khiến khả năng phản ứng bằng không dẫn tới tình trạng lịm dần và tử vong.

Nguy cơ ung thư

ngu-tren-xe-hoi-sao-an-toan

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người thường xuyên sử dụng xe ô tô có nguy cơ ung thư cao hơn bình thường. Nghiên cứu cho thấy những vật liệu làm bằng nhựa trong xe hơi như bảng táp lô, ốp cửa, ống dẫn khí lạnh hay dầu mỡ đều phát tiết benzen, một chất gây ung thư cực mạnh. Các nhà khoa học chỉ ra rằng benzen còn có thể ảnh hưởng tới xương hay gây ra các bệnh thiếu máu, bạch cầu…

Được biết, mật độ benzen trong ngưỡng an toàn với con người là dưới 50 mg/4,65 m2. Tuy nhiên, với một chiếc xe đóng kín cửa, mức benzene có thể đạt ngưỡng 400 – 800 mg, gấp nhiều lần mức cho phép đặc biệt là trong diện tích hẹp hơn nhiều. Thậm chí, một chiếc xe đỗ dưới nắng nóng mặt trời có thể chứa tới 2.000 – 4.000 mg benzen.

Như vậy, việc ngủ trong xe ô tô sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, thiếu máu do thời gian tiếp xúc với benzene lâu hơn bình thường. Điều này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn đối với tài xế thường xuyên đi xa và có thói quen nghỉ trưa, thậm chí qua đêm trên xe hơi.

Bị trộm cắp, trấn lột

tai-sao-khong-nen-ngu-trong-xe-hoi

Thông thường, một tài xế hay ngủ trên xe hơi là những người chạy đường dài dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ và không phải lúc nào cũng gặp chỗ nghỉ ngơi êm ái. Họ thường chọn giải pháp ngủ trưa hay thậm chí qua đêm trên chính chiếc xe hơi của mình tại ven đường hay bến đỗ. Đây cũng là cơ hội cho các đạo chích hay những băng nhóm trấn lột thực hiện hành vi phạm tội. Nếu gặp trường hợp này nạn nhân nhẹ thì mất ví, điện thoại, trang sức, nặng thì mất xe thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Rất may hầu hết các tài xế đều ý thức chọn những khu vực đông người qua lại để dừng chân nhưng cũng không ngoại trừ một số trường hợp phải dừng xe ở nơi vắng vẻ do quá mệt mỏi hoặc không tìm được “bến đỗ” an toàn hơn. Trong những trường hợp này giải pháp ngủ ngắn rồi tiếp tục hành trình được ưu tiên hơn cả.

Nói chung, việc ngủ trên xe hơi chỉ được thực hiện trong trường hợp bất khả kháng để đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn cho bản thân, tài sản.

Sưu tầm: trường dạy lái xe hcm

Nguồn: thegioixe.thanhnien.com.vn

Đánh giá post này

Add Comment

0906828122