hướng dẫn lái xe côn tay
Trước khi đi vào hướng dẫn lái xe côn tay, tôi xin đưa ra định nghĩa xe côn tay cho những bạn chưa biết.
Xe côn tay là gì?
Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là ở bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Côn tay hay còn gọi là ambrayage tay có nhiều ưu điểm về hiệu suất và tốc độ nên nó phổ biến trên các dòng xe thể thao, và các giải đua xe mô tô trên thế giới đều dùng loại xe này.
Loại xe côn tay phổ biến nhất ở Việt Nam hiện tại có lẽ là chiếc Yamaha Exciter, với Suzuki thì họ có Axelo, Raider, hay EN-150A, Honda cũng có rất nhiều mẫu xe côn tay như CBR150, CBR250,… ngoài ra thì đa số các dòng xe PKL đều sử dụng côn tay.
Việc điều khiển xe côn tay không khó, chỉ cần nắm được 2 quy tắc cơ bản, cộng với vài giờ thực hành là có thể chạy được xe côn tay. Tất nhiên để làm chủ được chiếc xe thực sự thì cần luyện tập nhiều hơn. Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm chạy xe côn tay.
Có 2 nguyên tắc cần ghi nhớ khi chạy xe côn tay:
1. Bóp côn vào nhanh và nhả ra tử từ. Khi bóp côn để vào số thì phải bóp nhanh và dứt khoát. Ngược lại thì nhả côn để cho xe chạy thì phải nhả từ từ, để tránh tình trạng xe bị giật, có thể là bốc đầu nếu xe mạnh, hoặc tắt máy nếu xe yếu, hoặc đang để số lớn.
2. Xe ở vận tốc nào thì chạy ở số đó. Nghĩa là xe chạy càng chậm, vận tốc càng nhỏ thì cần phải đi số nhỏ để tránh xe bị tắt máy, ngoài ra còn giúp tiết kiệm xăng. Các mức tốc độ tương ứng với cấp số cần lưu ý là:+ 0 – 10 km/h đi số 1.
+ 10 – 30 km/h đi số 2.
+ 30 – 50 km/h đi số 3.
+ 50 – 80 km/h đi số 4.
+ Trên 80 km/h đi số 5 hoặc 6 (nếu có).
3. Cấu trúc hộp số của các xe mô tô sử dụng côn tay đa số là 1 thì dậm tới, và các cấp còn lại là móc ngược, hoặc dậm nửa sau của cần số xuống. Khi trả số thì chúng ta làm ngược lại.
Thực hành:
1. XUẤT PHÁT:
Trả số về số 0 trước khi nổ máy. Sau khi đã nổ máy xe, bóp hết côn và dậm cần số về phía trước để vào số 1. Nhả tay côn từ từ, cho tới khi cảm giác xe hơi chồm về phía trước, nhích nhẹ tay ga và bắt đầu xuất phát.
Với những bạn mới tập lái xe côn tay thì nên để ga-răng-ti lớn hơn một chút so với bình thường để ít bị tắt máy hơn. Tuy nhiên khi đã chạy thành thục thì nên chỉnh lại mức cân bằng.
2. SANG SỐ VÀ VỀ SỐ
Sau khi xe đã di chuyển được một đoạn, và tốc độ đạt đủ mức để sang số thì các bạn cần bóp côn, đồng thời nhả hết ga, sau đó móc ngược cần số về sau (hoặc dậm nửa sau) để vào số 2. Lúc này các bạn cũng cần nhả côn nhịp nhàng như khi xuất phát.
Có 2 lỗi dễ bị mắc phải lúc chuyển số trên xe côn tay đó là nếu nhả côn quá nhanh thì xe sẽ bị giật mạnh, còn nếu nhả chậm thì xe sẽ hơi bị đuối đà, hoặc giật giật.
Với việc về số thì chúng ta cũng cần những thao tác tương tự, đó là bóp côn rồi đạp về số mong muốn. Lúc này thì hành trình đạp cần số sẽ ngược lại so với lúc sang số. Ví dụ từ số 4 muốn về số 3 thì đạp cần số về phía trước.
3. TRẢ SỐ VỀ SỐ 0
Để trả số về số 0 thì bạn cần bóp côn và dậm hết cần số về phía trước, lúc này hộp số sẽ ở cấp số 1. Sau đó bạn móc nhẹ 1/2 cần số về phía sau, xe sẽ về số 0, lưu ý nếu sẽ đang dừng ở ga-răng-ti thì bạn cần hơi vặn nhẹ tay ga, xe sẽ dễ về số hơn.
Nếu bạn quen xe thì có thể trả về số 0 ngay ở cấp số 2. Nghĩa là khi xe ở số 2, bạn đạp cần số 1/2 hành trình về phía trước, xe sẽ chuyển về số 0.
Lưu ý khi trả số thì cần để ý tốc độ và cấp số. Nếu giảm số nhanh khi xe vẫn đang ở tốc độ cao thì xe sẽ bị ghì lại. Tuy nhiên nếu bạn đã quen với xe tay côn thì đây cũng là một cách giảm tốc độ mà không cần dùng phanh.
4. LƯU Ý
Khi xe dừng hẳn thì chúng ta cần trả số về số 0 rồi mới nhả tay côn vì nếu nhả côn ngay khi còn số sẽ khiến xe bị chết máy. Ví dụ lúc dừng xe ở đèn đỏ, tức là vận tốc xe bằng 0 km/h, lúc này cần trả số về 0 và khi xuất phát trở lại thì vào số 1. Còn nếu bạn vẫn muốn để xe ở số 1 thì tay phải bóp và giữ côn.
Khi xe đang có đà, bạn có thể bóp tay côn và nhả hết ga để xe chạy theo trớn. Lúc này thì ly hợp bị ngắt hoàn toàn, động cơ sẽ không truyền động nữa. Nếu bạn không nhả côn thì xe sẽ chạy cho đến khi nào hết đà thì dừng lại.
Có thể bạn sẽ nghe một số người nói rằng là có thể vào số ngay cả khi không cần bóp côn. Tuy nhiên cách này là dành cho những ai đã rất nhuần nhuyễn việc đi xe côn tay. Còn với những người mới chạy xe côn tay thì nên sử dụng côn khi vào số, nếu không sẽ rất dễ làm mòn các chi tiết của hộp số, làm mòn bố nồi, nếu xui thì còn có thể bị vỡ hộp số.
Các bạn mới tập chạy xe côn tay nên chọn xe có phân khối nhỏ để đảm bảo an toàn, đừng chủ quan mà chọn những chiếc mô tô PKL cỡ 800cc hoặc 1000cc. Những chiếc PKL cỡ 800cc hay 1000cc vừa mạnh, vừa nặng, vì thế sẽ khó làm chủ xe hơn, nếu bạn không quen điều khiển có thể gây ra tai nạn.
Các bạn càng chạy nhiều thì khả năng làm chủ chiếc xe càng lớn, việc kết hợp giữa côn và ga sẽ càng nhịp nhàng hơn, vì thế thực hành rất là cần thiết. Chúc các bạn lái xe vui vẻ và an toàn.
Lời kết : Khi có nhu cầu học lái xe côn tay các bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được đào tạo, 0938.198.039
hướng dẫn lái xe côn tay
Từ khoá tương tự trên google :
hướng dẫn lái xe côn tay chi tiết
hướng dẫn lái xe côn tay cụ thể
hướng dẫn lái xe côn tay rẻ nhất
hướng dẫn lái xe côn tay ở đâu
Có thắc mắc gì các bạn có thể đặt câu hỏi tại đây, cảm ơn các bạn nhiều