[Thử nghiệm an toàn] Thử nghiệm an toàn xe hơi bằng xác người

Thi thể người đã chết cung cấp nhiều dữ liệu hơn so với hình nộm về những gì xảy ra với nội tạng con người trong một vụ đâm xe, theo các nhà nghiên cứu.

Trong bài viết có tiêu đề “Cuộc đời bí ẩn của những xác chết” được National Geographic đăng ngày 29/7 có nói tới mục đích cao cả của những người hiến xác sau khi chết và thường dành cho y học. Tuy nhiên, xác hiến tặng còn được sử dụng trong những thử nghiệm va chạm nhằm tăng độ an toàn của xe hơi, giúp bảo vệ tốt hơn tính mạng người ngồi trên xe.

[Thử nghiệm an toàn] Thử nghiệm an toàn xe hơi bằng xác người 3739

Các hãng xe thường sử dụng hình nộm trong các thử nghiệm va chạm. Ảnh: Thesundaytimes.

Việc các hãng sản xuất ôtô dùng xác người để thử nghiệm va chạm vốn không được biết đến rộng rãi, nhưng không phải hiếm. Tháng 10/2013, tờ Dailymail từng tiết lộ, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha thừa nhận việc sử dụng thi thể người trong các vụ thử nghiệm tai nạn thay vì hình nộm.

Các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm Công nghệ và Hệ thống an toàn xe hơi (TESSA) tại Công viên Công nghệ Alcaniz phía bắc Tây Ban Nha cho biết, việc dùng thi thể người chết không chỉ rẻ hơn so với việc phải tìm 195.000 USD để làm một hình nộm. Điều được nhấn mạnh là cơ thể người thật cung cấp nhiều dữ liệu hơn về những gì xảy ra với nội tạng con người trong một vụ đâm xe. Công viên Công nghệ Alcaniz chỉ là một trong 6 nơi trên thế giới mà những mô phỏng thử nghiệm va chạm với xác chết được thực hiện.

Trong phần lớn các trường hợp, những người thực hiện nói rằng cơ thể người được sử dụng để thử nghiệm an toàn xe hơi sau khi đã kết thúc quá trình phục vụ tại các trường đại học về ngành y.

Câu chuyện về xác người dùng trong các thí nghiệm va chạm tồn tại ít nhất từ nửa thế kỷ qua, theo Dailymail. Trước những năm 1950, các hãng sản xuất ôtô cho rằng không ai có thể sống sót trong một vụ va chạm nghiêm trọng. Nhưng khi Đại học Tổng hợp Wayne ở Detroit, Mỹ, quyết định kiểm tra xem cơ thể người chịu đựng thế nào trong một vụ ôtô đâm nhau cũng là lúc các nhà nghiên cứu tới trường y để tìm các chủ thể thích hợp.

Thí nghiệm đưa các nhà nghiên cứu tới kết luận rằng đầu người có thể chịu đựng một lực tác động đáng kinh ngạc – khoảng 1,5 tấn trong chớp mắt mà không hề bị thương tổn, theo tài liệu từng được phát sóng trong chương trình khoa học Horizon của BBC vào năm 1998.

Trước đó, năm 1995, nhà nghiên cứu Albert King của Đại học Tổng hợp Wayne viết trên tờ Journal of Trauma, rằng nghiên cứu sử dụng xác người giúp cứu sống 8.500 mạng người mỗi năm.

[Thử nghiệm an toàn] Thử nghiệm an toàn xe hơi bằng xác người 3740

Hybrid III – những hình nộm được GM chế tạo vào những năm 1970 hiện vẫn được sử dụng rộng rãi. Ảnh: Detroit Free Press.

Đến năm 1997, Hybrid III, những hình nộm dùng trong thử nghiệm va chạm của General Motors trở thành tiêu chuẩn của ngành công nghiệp ôtô theo các quy định về va chạm phía trước của chính phủ Mỹ, cùng với tiêu chuẩn an toàn túi khí. Mọi hình nộm đều trung thành với cơ thể người về trọng lượng, kích thước và tỷ lệ. Phần đầu được thiết kế để ứng phó giống hệt đầu người trong tình huống đâm va.

Mỹ Anh

Đánh giá post này

0906828122