Thủ tục đổi bằng lái xe B2 hết hạn?

Quy định của pháp luật về bằng lái xe ô tô? Thủ tục đổi bằng lái xe B2 hết hạn? Có phải thi lại không?

Theo quy định của pháp luật người sử dụng bằng lái xe B1,B2 khi hết thời hạn sử dụng phải tiến hành thủ tục đổi bằng lái xe. Vậy, Thủ tục đổi bằng lái xe B1, B2 hết hạn như thế nào? Có phải thi lại không?

Cơ sở pháp lý:

– Luật an toàn giao thông đường bộ 2008;

– Thông tư 12/ 2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Thủ tục đổi bằng lái xe B2 hết hạn

Thủ tục đổi bằng lái xe B2 hết hạn

1. Quy định của pháp luật về bằng lái xe B1, B2?

Theo quy định của pháp luật, bằng lái xe hay còn gọi là giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cá nhân có giấy phép lái xe sẽ được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Các loại bằng lái xe ô tô đang được sử dụng trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm có bằng lái xe hạng B, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD. Trong đó bằng lái xe hạng B, hạng C là bằng ô tô được sử dụng rộng rãi.

Căn cứ theo quy định tại điều 59 luật an toàn giao thông đường bộ quy định về giấy phép lái xe ta có thể hiểu:

– Giấy phép lái xe hạng B1 là loại giấy phép lái xe cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

– Giấy phép lái xe hạng B2 là loại giấy phép lái xe cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg

Bên cạnh đó, điểm a khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/ 2017/TT-BGTVT quy định thêm về vấn đề này như sau:

Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe như:

+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Ô tô dùng cho người khuyết tật.

+ Đối với người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe như: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe như: xe ô tô chở người dưới 09 chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi của người lái xe, ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn, máy kéo có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Với bằng B2, nếu điều khiển các loại xe không thuộc các trường hợp được liệt kê trên đây sẽ coi là vi phạm Luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rất cụ thể về vấn đề thời hạn sử dụng giấy phép lái xe B1 và B2. Cụ thể là căn cứ theo quy định tại điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định về thời hạn của giấy phép lái xe hạng có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Như vậy, theo quy định này, có thể hiểu rằng thời hạn sử dụng bằng lái xe B1 được xác định dựa trên độ tuổi của người lái xe khi cấp bằng, người lái xe nữ thì từ 45 tuổi trở xuống hoặc dưới 50 tuổi trở xuống  đối với nam thì bằng lái xe hạng B1 có hạn sử dụng đến khi lái xe nữ đủ 55 tuổi hoặc nam đủ 60 tuổi. Còn đối với người lái xe là nữ trên 45 tuổi  hoặc nam trên 50 tuổi bằng lái xe hạng B1 có hạn sử dụng 10 năm kể từ ngày cấp.

Đối với bằng lái xe B2 sẽ có thời gian sử dụng là 10 năm, sau khi giấy phép lái xe gần hết hạn hoặc hết hạn những người sở hữu nếu vẫn có nhu cầu lái xe thì vẫn được cơ quan nhà nước cấp phép tiếp tục. Sau khi làm các thủ tục kiểm tra về sức khỏe đủ điều kiện tham gia điều hiểu loại giấy phép lái xe tương ứng.

Khi hết thời hạn giấy phép lái xe người sử dụng giấy phép lái xe hạng B1 và B2 hoàn toàn có thể làm thủ tục đổi giấy phép lái xe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải trường hợp nào cũng được đổi giấy phép lái xe. Bạn chỉ được đổi giấy  phép lái xe B1, B2 trong một số trường hợp như sau:

  • Một là, giấy phép lái xe B1, B2 của bạn phải là loại bằng giấy bìa đang lưu hành còn thời hạn sử dụng được đổi sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.
  • Hai là, nếu giấy phép lái xe B2. B2 của bạn có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; hoặc là trong trường hợp giấy phép lái xe của bạn bị hỏng còn thời hạn sử dụng.
  • Ba là, bạn có thể đổi giấy phép lái xe hạng B1, B2 trong trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch so với năm sinh, họ, tên, tên đệm trên giấy chứng minh nhân dân.
  • Bốn là, giấy phép lái xe B1, B2 của bạn có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe

2. Thủ tục đổi bằng lái xe B2 hết hạn? Có phải thi lại không?

Nhiều người thắc mắc rằng khi giấy phép lái xe hạng B1, B2 hết thời hạn theo quy định của pháp luật thì liệu có phải thi lại hay không, hay chỉ cần làm thủ tục đổi giấy phép lái xe tại cơ quan có thẩm quyền. Liên quan đến vấn đề này, ta căn cứ theo quy định tại  điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng nêu sẽ phải thi lại lý thuyết hoặc phải thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe tùy thuộc vào thời gian quá hạn, cụ thể là:

Nếu giấy phép lái xe hạng B1, B2 của bạn bị quá hạn từ 03 tháng – 01 năm: thì bạn sẽ phải thi lại lý thuyết;

Nếu giấy phép lái xe hạng B1, B2 của bạn bị quá hạn từ 01 năm trở lên: Trường hợp này bạn phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.

Nếu giấy phép lái xe hạng B1, B2 của bạn hết hạn nhưng không thuộc vào các trường hợp phải thi lại lý thuyết hoặc thực hành theo quy định trên thì bạn có thể thực hiện thủ tục cấp lại bằng lái xe quá hạn theo các bước như sau:

Trường hợp bằng lái xe B1, B2 của bạn quá hạn dưới 3 tháng

  • Bước 1: bạn cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, tài liệu bao gồm:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu;

Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe. Hồ sơ gốc chính là biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe được giao cho người trúng tuyển kỳ sát hạch;

Giấy khám sức khỏe của người lái xe

Đọc thêm:  Cấp lại giấy phép lái xe có khám sức khỏe không ?

Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (Bản sao có chứng thực)

  • Bước 2: sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ giấy tờ nêu trên thì bạn nộp hồ sơ tại Sở Giao thông Vận tải nơi đã cấp bằng lái xe B1, B2 cho bạn trước đó hoặc nộp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ của bạn, nếu hồ sơ hợp lệ thì cán bộ viết giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc hồ sơ thị thiếu giấy tờ, tài liệu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho bạn về vấn đề trả hồ sơ hoặc hướng dẫn cho bạn bổ sung các tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.

  • Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần
  • Thời hạn giải quyết: Chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch

Trường hợp bằng lái xe B1, B2 của bạn  quá thời hạn từ 03 tháng trở lên thì xử lý như sau:

Người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng – dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết, quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành sau đó sẽ được cấp bằng lái xe mới.Theo đó, bạn thực hiện thủ tục theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Bạn cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, tài liệu sau đây để sát hạch lại lý thuyết và thực hành lái xe:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu;

Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân( bản sao có chứng thực);

Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

Bản sao Giấy phép lái xe hết hạn

  • Bước 2: sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu trên thì bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ của bạn, nếu hồ sơ hợp lệ thì cán bộ viết giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc hồ sơ thị thiếu giấy tờ, tài liệu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho bạn về vấn đề trả hồ sơ hoặc hướng dẫn cho bạn bổ sung các tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ phải thi sát hạch lại.

  • Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần
  • Thời hạn giải quyết: Chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch

Lệ phí đối với thi sát hạch lái xe ô tô hạng xe B1, B2 là: Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành khi bằng lái xe B1, B2 của bạn hết thời hạn mà chưa quá 3 tháng thì bạn có thể tiến hành làm thủ tục cấp đổi bằng lái xe theo quy định mà không cần phải thi lại.

Tang google

Thủ tục đổi bằng lái xe ô to hạng C online | Thủ tục đổi giấy phép lái xe hạng C |. Thủ tục đổi giấy phép lái xe ô tô | Dịch vụ đổi bằng lái xe ô to hết hạn | Thủ tục đổi giấy phép lái xe tại TPHCM | Thủ tục đổi bằng lái xe B2 hết hạn | Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô online | Thủ tục đổi giấy phép lái xe hết hạn
5/5 - (3 bình chọn)

Add Comment

0906828122